Tóm tắt nội dung
Thiếu Sắt là gì? Biểu hiện như thế nào giúp nhận biết cơ thể đang thiếu sắt?
Thiếu sắt là tình trạng máu thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh mang oxy đến các mô để chăm sóc cơ thể.Thiếu sắt là nguyên nhân khiến cơ thể không sản xuất đủ hemoglobin (một chất trong các tế bào hồng cầu, cho phép trao đổi oxy) dẫn đến thiếu máu, gây ra tình trạng mệt mỏi, yếu đuối và làn da nhợt nhạt.
Dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Thời gian đầu, dấu hiệu thiếu sắtcó thể rất nhẹ nên nhiều chị em thường không chú ý. Tuy nhiên, đến khi những biểu hiện thiếu sắt rõ ràng hơn sẽ khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi với các triệu trứng:
- Mệt mỏi nhiều, da dẻ nhợt nhạt.
- Nhịp tim không đều, hay khó thở, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Hội chứng chân không yên – ngứa ran khó chịu hoặc cảm giác bất thường ở chân.
Dấu hiệu cơ thể thiếu sắt khó nhận biết lâm sàng, vì vậy tốt nhất chị em nên đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Những nguyên nhân khiến cơ thể thiếu sắt
– Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Chế độ ăn hàng ngày nếu thiếu sự cân bằng của các thực phẩm giầu sắt như: Trứng, thịt, cá, các sản phẩm sữa sẽ khiến cơ thể bạn dễ bị thiếu sắt.
– Cơ thể bị giảm khả năng hấp thụ sắt: Một số triệu trứng rối loạn đường ruột như bệnh Celiac, bệnh crrohn, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của ruột, gây cản trở quá trình hấp thụ sắt.
– Thời kỳ mang thai: Nếu không được bổ sung đúng cách, triệu trứng thiếu sắt rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai. Do nhu cầu sắt trong thời kỳ này tăng gấp 2~3 lần so với người bình thường.
– Yếu tố nguy cơ khác: Thời gian kinh nguyệt kéo dài, ăn chay… là hai trong số nhiều yếu tố khác khiến cơ thể có thể bị thiếu sắt.
Một số bệnh thường gặp nếu cơ thể bị thiếu sắt
– Suy giảm hệ miễn dịch và khả năng sinh sản: Các bác sĩ cho biết: Thiếu sắt làm giảm quá trình sản sinh ra các tế bào T – lymphocytes (tế bào bạch cầu có vai trò chống lại sự tấn công của vi khuẩn đối với cơ thể). Khi hàng rào bảo vệ cơ thể (bạch cầu) bị giảm đi, việc hệ miễn dịch bị suy giảm là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, theo nhiều kết quả điều tra của nhiều tổ chức y tế trên thế giới những người bị mắc chứng thiếu máu cũng có tỷ lệ vô sinh khá cao so với bình thường. Phụ nữ khi mang thai mà bị thiếu máu còn có tỷ lệ bị sảy thai rất cao.
– Suy giảm trí tuệ và các hoạt động khác của cơ thể: Khoa học đã chứng minh, thiếu sắt trong thời gian dài còn là nguyên nhân làm suy giảm khả năng tư duy, giảm trí thông minh ở con người. Không những vậy, việc thiếu sắt sẽ khiến các hoạt động của cơ thể không thể duy trì như bình thường.
– Hiện tượng rụng tóc và bung móng: Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến khả năng khiến cơ thể bị thiếu máu, khiến cơ thể giảm quy trình tạo ra các hemoglobin (yếu tố tiếp nhận oxy trong máu) và myoglobin (1 dạng của hemoglobin tồn tại trong các cơ), khiến da bị nhăn nheo, tóc bị rụng và mỏng, móng tay sẽ bị gãy.
Cơ thể có dấu hiệu thiếu sắt nên ăn gì?
Những thực phẩm giàu chất sắt được giới thiệu dưới đây sẽ là nguồn bổ sung chất sắt dồi dào cho cơ thể bạn:
– Hải sản vốn dồi dào chất sắt nên thường được xếp vào danh sách những thực phẩm có ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu, đặc biệt là Hàu.
– Rau chân vịt là loại thực phẩm có chứa rất nhiều lợi ích sức khỏe, chúng cung cấp ít nhất 10% lượng sắt cơ thể cần trong ngày. Tuy nhiên, vì thành phần axit oxalic dồi dào trong rau chân vịt nên những người mắc các bệnh về thận cần hạn chế ăn loại rau này.
* Đọc thêm:Phụ nữ mang thai nên uống sắt vào thời điểm nào?
– Lạc cùng các loại hạt rất giàu chất béo tự nhiên và có chứa sắt. Hạt thông và hạt vừng đứng đầu trong danh sách các hạt giàu chất sắt tốt cho cơ thể.
– Thịt bò và các loại thịt đỏ, gan là những thực phẩm không chỉ giầu sắt và còn giầu protein, rất tốt cho cơ thể nếu được bổ sung khoa học qua bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, trái cây sấy khô, bột yến mạch, đậu phụ cũng là những thực phẩm có chứa sắt.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời bổ sung lượng sắt mà cơ thể bị thiếu hụt. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.