Mẹ Xuxu
  • Trang chủ
  • Mang thai
  • Làm mẹ
  • Nấu ăn ngon
    • Bữa ăn cho bé
    • Bữa ăn cho mẹ
    • Bữa ăn gia đình
  • Làm đẹp
    • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Mang thai
  • Làm mẹ
  • Nấu ăn ngon
    • Bữa ăn cho bé
    • Bữa ăn cho mẹ
    • Bữa ăn gia đình
  • Làm đẹp
    • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự
No Result
View All Result
Mẹ Xuxu
No Result
View All Result

Thiếu máu là gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh thiếu máu?

01/04/2018
inSức khỏe
0
Chia sẻ

Thiếu máu là tình trạng bất thường của các tế bào hồng cầu, biểu hiện ở khối lượng hồng cầu trong máu giảm, trị số hemoglobin dưới 12g/dl ở bệnh nhân nữ và dưới 13,5 g/dl ở bệnh nhân nam.

Tóm tắt nội dung

  • Nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu máu
  • Dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn bị thiếu máu
  • Cách điều trị bệnh thiếu máu tốt nhất

Nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu máu

Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu trứng thiếu máu như:

  • Thiếu máu do thiếu chất sắt, chiếm tỷ lệ 25 đến 35%.
  • Cơ thể bị mất máu lâu ngày, như trường hợp phụ nữ mất máu nhiều khi hành kinh.
  • Bệnh nhân bị ung thư đại tràng mất máu do chảy rỉ trong thời gian dài.
  • Bệnh nhân bị bệnh giun móc.
  • Bệnh mãn tính cũng chiếm tỷ lệ 25 đến 35% các trường hợp thiếu máu.

Một số bệnh mạn tính ở gan, thận, tuyến nội tiết… gây thiếu máu, do tan huyết và tủy xương không tạo đủ tế bào máu chiếm 15%. Do bệnh myelodysplasia (10%); bệnh thalassemia (5 – 10%); các bệnh khác (5-10%) như bệnh thiếu vitamin B12, thiếu acid folic.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang thiếu máu

Dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn bị thiếu máu

Bệnh thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu nhẹ hay nặng mà có các biểu hiện khác nhau. Nếu thiếu máu nặng nhưng diễn ra từ từ qua nhiều ngày tháng thì bệnh nhân vẫn không thấy triệu chứng gì.

Bệnh thiếu máu mà trị số hemoglobin (Hb) xuống dưới 7g/dl sẽ khiến cơ thể cảm thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực. Nhìn da bệnh nhân thấy xanh xao, nhợt nhạt, mạch nhanh, nói hụt hơi.

Nếu thiếu máu do các bệnh khác có thể thấy các dấu hiệu: Nổi hạch bất thường (ung thư máu, ung thư hạch…); vàng da, vàng mắt trong bệnh gan, bệnh tan huyết…; gan và lách to trong bệnh gan, bệnh về máu; xương sờ thấy thốn đau (ung thư máu); trong phân có máu (ung thư dạ dày, đại tràng)…

Xét nghiệm thấy Hb dưới 12g/dl, hematocrit dưới 36%) ở phụ nữ, và dưới 13,5g/dl, hematocrit dưới 41% ở nam.

Đếm tế bào reticulocyte để đánh giá mức độ sản xuất hồng huyết cầu nhanh hay chậm, qua đó biết tủy xương đáp ứng trước sự thiếu máu. Nếu reticulocyte count thấp, chứng tỏ tủy xương không sản xuất đủ các hồng cầu. Trái lại, khi trị số này cao, suy ra đang có sự thất thoát hồng cầu quá mức như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục hoặc đang bị tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất thường trong cơ thể.

Đo MCV (Mean corpuscular volume – khối lượng trung bình của hồng cầu) để phân loại thiếu máu: Thiếu máu hồng cầu có dạng nhỏ thì trị số MCV sẽ thấp, như trong trường hợp nguyên nhân do thiếu sắt, do bệnh bẩm sinh thalassemia; thiếu máu hồng cầu có dạng bình thường, trị số MCV bình thường, gặp trong trường hợp thiếu máu vì có bệnh mạn tính; thiếu máu hồng cầu có dạng to, trị số MCV tăng cao vì nguyên nhân thiếu vitamin B12, thiếu acid folic.

Cách điều trị bệnh thiếu máu tốt nhất

Cách điều trị bệnh thiếu máu tốt nhất là khắc phục từ nguyên nhân gây ra bệnh.

  • Thiếu máu do thiếu sắt thì chủ yếu cần bổ sung chất sắt trong dược phẩm kết hợp với chế độ ăn giàu chất sắt.
  • Thiếu máu do bệnh mạn tính đa số không cần điều trị gì, chỉ một số ít cần truyền hồng cầu để chữa các triệu chứng biểu hiện lâm sàng.

Bổ sung sắt hàng ngày một cách khoa học: Phụ nữ cần bổ sung 15mg chất sắt mỗi ngày, nam giới chỉ cần 10mg/ngày. Đối với thai phụ cần bổ sung chất sắt nhiều hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể người mẹ và cần cho sự phát triển của bào thai.

Việc phòng bệnh thiếu máu phần lớn là thực hiện chế độ ăn có đầy đủ chất sắt, bổ sung sắt hữu cơ đi kèm Vitamin B12, Acid folic, Vitamin E, Kẽm, Dầu mè đen…. Phòng và chữa tích cực các bệnh gây thiếu máu như: thận, bệnh gan, nhiễm khuẩn, giun móc, dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt để hạn chế mất máu do hành kinh ở phụ nữ.

Đánh giá bài viết
Tags: Bệnh thiếu máuBổ sung sắt hữu cơ
ShareTweetShareSharePinShareShareShare

Bạn đọc quan tâm

【Mẹ Nên Biết】Vùng kín bị viêm nhiễm phải làm sao
Làm mẹ

【Mẹ Nên Biết】Vùng kín bị viêm nhiễm phải làm sao

13/04/2021
0

Viêm nhiễm phụ khoa là các căn bệnh phổ thông ở những chị em phụ nữ. Theo thống kê thì hơn 90% chị em đều mắc các bệnh về...

Đọc thêm
Cách làm tăng chiều cao từ 4-10cm trong 10 tuần

Cách làm tăng chiều cao từ 4-10cm trong 10 tuần với các bài tập

10/05/2019
21 Quy Luật Giảm Béo Áp Dụng Thời Nào Cũng Đúng

21 Quy Luật Giảm Béo Áp Dụng Thời Nào Cũng Đúng

08/08/2018
Những công dụng của Yến sào với sức khỏe

Những công dụng của Yến sào với sức khỏe

14/07/2018
Uống sắt vào lúc nào trong ngày là tốt nhất cho cơ thể?

Uống sắt vào lúc nào trong ngày là tốt nhất cho cơ thể?

11/11/2018
Cách phân biệt yến sào thật giả

Những cách phân biệt Yến Sào thật giả

27/05/2018
Đọc thêm
Chủ đề nóng
Cách làm diệt sâu bọ cực tốt

Cách làm "nước thần" diệt sâu bọ, đuổi muỗi... cực tốt

Vai trò của Sắt đối với sức khỏe phụ nữ

Vai trò của Sắt đối với sức khỏe phụ nữ

Bài viết mới

Đánh giá chi tiết Kem nghệ mặt sáng da S Mom

Kem nghệ S-Mom có tốt không? Đánh giá của chị em đã sử dụng như thế nào?

13/04/2021
Bạn Đã Biết ” Cách Giảm Mỡ Bụng ” Hiệu Quả Này Chưa ?

Bạn Đã Biết ” Cách Giảm Mỡ Bụng ” Hiệu Quả Này Chưa ?

13/04/2021
Cách trị mụn dưới da hiệu quả từ thiên nhiên

Khám phá cách trị mụn trứng cá độc đáo bằng mật ong

13/04/2021
【Mẹ Nên Biết】Vùng kín bị viêm nhiễm phải làm sao

【Mẹ Nên Biết】Vùng kín bị viêm nhiễm phải làm sao

13/04/2021
cháo trứng gà

【Mẹ Nên Biết】6 món cháo bổ sung sắt cho trẻ hiệu quả

05/11/2020
Chẳng cần thuốc, bé hạ sốt hiệu quả nhờ cách đơn giản!

Chẳng cần thuốc, bé hạ sốt hiệu quả nhờ cách đơn giản!

05/11/2020
  • Trang chủ
  • Chính sách bảo mật
  • Làm đẹp
  • Làm mẹ
  • Mang thai
  • Nấu ăn ngon
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự

Blog chia sẻ kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn. Tất cả nội dung trên blog chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn sức khỏe chính xác nhất.

© Blog Mẹ XuXu Copyright 2018, All Rights Reserved

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Mang thai
  • Làm mẹ
  • Nấu ăn ngon
    • Bữa ăn cho bé
    • Bữa ăn cho mẹ
    • Bữa ăn gia đình
  • Làm đẹp
    • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự

© Blog Mẹ XuXu Copyright 2018, All Rights Reserved