Tóm tắt nội dung
Bổ sung sắt đúng cách sẽ giúp hệ thống miễn dịch duy trì hoạt động hiệu quả nhất
Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng dồi dào nhất trong cơ thể. Sắt có trong tế bào và là chất cần thiết để duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, duy trì các cơ bắp và điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Chính vì vậy, bổ sung sắt đầy đủ qua bữa ăn hàng ngày là rất quan trọng.
Hậu quả khi cơ thể bị thiếu sắt
Cơ thể bị thiếu sắt sẽ khiến giảm sút sự vận chuyển oxy đến các mô cơ, làm cho cơ thể mệt mỏi, kém tập trung tinh thần, trí nhớ kém hay quên. Khi thiếu sắt, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu sẽ bị giảm, gây nên hiện tượng tim đập nhanh, chóng mặt, hoa mắt và hay ngủ gật.
Nếu thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn tuổi dậy thì, điều này sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và hệ thần kinh sau này.
Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu trong thai kỳ, đây là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, khiến đứa trẻ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.
Nhu cầu sắt của từng đối tượng
Nhu cầu sắt của cơ thể thay đổi và phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính cũng như tình trạng sức khỏe, cụ thể:
– Trẻ em từ 1 – 10 tuổi: cần 7 – 10mg mỗi ngày
– Phụ nữ từ 19 – 50 tuổi: cần 18mg mỗi ngày
– Phụ nữ đang mang thai: cần 27mg 1 ngày
– Phụ nữ cho con bú: cần 9 đến 10mg 1 ngày
– Nam giới từ 19 tuổi trở lên: cần 8mg 1 ngày
Tuy nhiên, hàng ngày nên cung cấp cho cơ thể nhiều hơn từ 10 đến 20mg, vì chỉ khoảng 10% sắt được hấp thụ ở đại trực tràng và ruột non, đa phần còn lại bị đào thải ra ngoài.
Những thực phẩm giàu sắt tốt cho cơ thể
Cơ thể của chúng ta có thể hấp thụ được 2 loại sắt: Sắt có trong thịt động vật như: thịt gà, cá. Và sắt có nguồn gốc thực vật có trong các loại đỗ và gia vị.
Cách bổ sung sắt an toàn và tốt nhất cho cơ thể là thông qua áp dụng thực đơn thích hợp.
Vị trí đứng đầu danh mục thức ăn giàu chất sắt là thịt, đặc biệt là gan và nội tạng (tim, cật, lòng…) động vật. Cơ thể hấp thụ sắt có nguồn gốc động vật tốt hơn từ thực vật. Chính vì vậy, những người ăn chay, đặc biệt cần quan tâm yêu cầu làm phong phú thực đơn hơn với rau (cải Brucxen, súp lơ, đậu nành, đậu Hà Lan) gạo lứt, lạc vừng, hạt hướng dương, hạt bí… cũng giàu sắt.
Khi nào nên sử dụng thuốc bổ sung sắt?
Một số thống kê ở Việt nam thấy rằng, trên 50% số phụ nữ có thai bị thiếu máu do thiếu sắt. Thông thường, phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú nên sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt, vì thời điểm này, nhu cầu sắt của cơ thể phụ nữ tăng gấp nhiều lần. Vậy bà bầu nên uống sắt vào tháng thứ mấy?
Ngoài ra, các bạn gái trong độ tuổi dậy thì, bắt đầu hành kinh, mỗi kỳ kinh sẽ mất đi một lượng máu nên cần bổ sung sắt và các yếu tố tạo máu khác.
Người có thói quen uống nước trà, người thường ăn, uống giàu calcium lâu dần sẽ thiếu sắt. Phụ nữ bị rong kinh, tiền mãn kinh và những người ăn kiêng để giảm cân hoặc ăn thức ăn nghèo chất sắt.
Cách bổ sung sắt qua viên uống dinh dưỡng hoặc thuốc
Có thể chia thành 2 nhóm thuốc có chứa sắt hữu cơ và sắt vô cơ, bên cạnh đó còn chia thành loại viên uống hoặc ống thuốc chứa sắt. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng cơ bản thì hàm lượng sắt trong mỗi viên và ống tương tự nhau.
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên nên uống bổ sung sắt dạng hữu cơ kết hợp với các thành phần tạo máu và chống táo bón để hấp thụ đầy đủ hơn, như sự kết hợp hoàn hảo giữa Sắt hữu cơ, Acid folic giúp tạo máu, Vitamin B12 và Dầu mè đen giúp nhuận tràng, giảm táo bón…mang lại hiệu quả cao nhất.
Thời gian bổ sung sắt trong bao lâu còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có quyết định thời gian bổ sung sắt thích hợp. Bên cạnh đó, các bạn nên thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm bổ máu trong thực đơn hàng ngày.