Trong giai đoạn mang thai, tùy vào cơ địa và sức khỏe, mỗi mẹ bầu lại có phản ứng khác nhau về chuyện vợ chồng. Có mẹ ốm nghén, mệt mỏi, không hứng thú với “chuyện ấy”, có mẹ sức khỏe tốt, nội tiết tố tăng lên nhiều lại ham muốn chuyện ấy nhiều hơn. Tuy nhiên, việc quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không, là câu hỏi mà không phải mẹ bầu nào cũng trả lời được.
Tóm tắt nội dung
Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Nhiều cặp vợ chồng lo lắng việc quan hệ khi mang thai có thể khiến sinh con dị tật, con không thông minh, không sạch sẽ khi chào đời…Điều này là toàn toàn không chính xác.
Thai nhi trong bụng mẹ được bao bọc bởi túi nước ối, túi ối lại nằm trong buồng tử cung. Túi nước ối giống như ngôi nhà an toàn, chưa đầy chất lỏng là các chất dinh dưỡng để thai nhi di chuyển trong đó. Chính túi ối này là màng đệm sinh học giúp bé yêu tránh bị va đập bởi các ngoại lực.
Có thể nói, thai nhi đang được bảo vệ một cách an toàn trong buồng tử cung của mẹ, vì vậy chuyện yêu của ba mẹ hoàn toàn có thể diễn ra mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu phải lưu ý một số vấn đề được giới thiệu ở phía cuối bài viết này.
Lợi ích của việc quan hệ tình dục khi mang thai
Khoa học đã chứng minh, việc quan hệ vợ chồng khi mang thai đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu nếu các cặp vợ chồng quan hệ lành mạnh, an toàn và đúng phương pháp.
Quan hệ khi mang thai giúp tình cảm vợ chồng được gắn kết bền chặt hơn trong quá trình chờ đón bé yêu chào đời. Quan hệ vợ chồng đúng cách sẽ giải phóng các hormone oxytocin và endorphin trong cơ thể mẹ bầu, giúp tâm trạng trở nên thoải mái, hạnh phúc từ đó mẹ bầu ngủ ngon cũng như giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu do các triệu chứng thai nghén gây ra.
Tần suất quan hệ khi mang thai bao nhiêu là đủ?
Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào tần suất quan hệ của 2 vợ chồng. Tùy từng giai đoạn trong 9 tháng 10 ngày, cơ thể người mẹ sẽ có nhu cầu khác nhau và tần suất quan hệ cũng sẽ thay đổi.
– Giai đoạn 1: Mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu đang làm quen với nhiều sự thay đổi, đa số mẹ bầu đều có biểu hiện nôn nghén, mệt mỏi, kém hứng thú trong “chuyện ấy” nên tần suất quan hệ sẽ giảm đi nhiều.
– Giai đoạn 2: Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, đa số mẹ bầu sẽ có sự đòi hỏi “chuyện ấy” cao hơn mức bình thường do tâm lý và sức khỏe đã được ổn định. Đặc biệt có một số mẹ, nhu cầu về thỏa mãn tình dục tăng cao gần gấp đôi so với trước thời kỳ mang thai.
– Giai đoạn 3: Kể từ tháng thứ bảy đến cuối thai kỳ, do nhiều yếu tố tác động và bản năng bảo vệ của người mẹ nên nhu cầu đòi hỏi về tính dục gần như mất hẳn, sự ham muốn trong sinh hoạt ân ái của mẹ bầu không còn nữa.
* Đọc thêm:Kiêng quan hệ khi mang thai trong những trường hợp nào?
Những lưu ý cần biết để quan hệ khi mang thai được an toàn.
Quan hệ khi mang thai có nhiều ưu điểm, nhưng sự băn khoăn quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không luôn thường trực trong suy nghĩ của mỗi người mẹ. Để đảm bảo an toàn cho mẹ cũng như thai nhi, các mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề sau:
– Quan hệ tình dục khi mang thai hoàn toàn bình thường nếu mẹ bầu có sức khỏe tốt, không gặp các bệnh lý sản khoa, dị tật tử cung hoặc có tiền sử sinh non, sảy thai.
– Mẹ bầu phải thực sự thoải mái với chuyện yêu, không nên cố ép buộc bản thân quan hệ để chiều chồng, giữ chồng trong khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc bạn không sẵn sàng cho cuộc yêu.
– Tránh thực hiện các tư thế quan hệ khó, các tư thế có khả năng chèn ép bụng bầu, tránh các địa điểm quan hệ gây trơn trượt mất an toàn cho mẹ bầu như yêu trong nhà tắm, yêu ngoài trời…
– Khi quan hệ nên nhẹ nhàng, tránh kích động, không nên giao hợp quá sâu và kích thích âm đạo quá mức.
– Tuần cuối của thai kì, người chồng nên xuất tinh ngoài hoặc sử dụng bao cao su tránh để tinh trùng (có chứa prostaglandin) tiếp xúc với cổ tử cung, có thể gây ra hiện tượng co thắt tử cung khiến mẹ bầu sinh non, sinh sớm ngày dự kiến.
Những chia sẻ trong bài viết này đã trả lời cho câu hỏi: “Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?“. Mẹ bầu nên biết rằng, quan hệ tình dục là nhu cầu không thể thiếu trong 9 tháng thai kỳ, chính vì vậy hãy trang bị đủ kiến thức, chuẩn bị đủ sức khỏe để luôn sẵn sàng chào đón bé yêu