Mẹ Xuxu
  • Trang chủ
  • Mang thai
  • Làm mẹ
  • Nấu ăn ngon
    • Bữa ăn cho bé
    • Bữa ăn cho mẹ
    • Bữa ăn gia đình
  • Làm đẹp
    • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Mang thai
  • Làm mẹ
  • Nấu ăn ngon
    • Bữa ăn cho bé
    • Bữa ăn cho mẹ
    • Bữa ăn gia đình
  • Làm đẹp
    • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự
No Result
View All Result
Mẹ Xuxu
No Result
View All Result

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai hiệu quả

23/05/2018
inMang thai
0
Chia sẻ

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ khó tránh khỏi những thay đổi, dẫn đến nhiều bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ như là Viêm Đường Tiết Niệu khi mang thai .

Tóm tắt nội dung

  • Triệu trứng viêm đường tiết niệu khi mang thai
  • Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu khi mang thai.
  • Viêm đường tiết niệu khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Cách điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Triệu trứng viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu là một bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai do tử cung chèn to vào đường niệu quản dẫn đến nước tiểu bị ứ đọng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây viêm, bệnh có một số triệu trứng dễ nhận biết như:

  • Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Đau xương chậu, đau lưng và bụng.
  • Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén.
  • Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi.

Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu khi mang thai.

Viêm đường tiết niệu phần lớn là do vi khuẩn có tên E.coli gây ra.

E.Coli là loại vi khuẩn có hại thường trú trong đường ruột và rất dễ gây viêm khi sống trong đường niệu. Do cấu tạo đường niệu ở nữ giới ngắn và thẳng, lại gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập sang gây bệnh.

Yếu tố thuận lợi giúp cho vi khuẩn E,coli phát triển đó là sự ứ đọng nước tiểu. Bà bầu khi mang thai thường hay bị tình trạng này. Do khối lượng của tử cung lớn lên chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản.

Chính vì vậy, khi đi khám thai tại bệnh viện, các bà bầu nên kết hợp làm xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ theo dõi, sớm phát hiện những viêm nhiễm bắt đầu xuất hiện trong đường tiết niệu, và điều trị sớm, tránh để lâu sẽ gây biến chứng.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai

Các thói quen như nhịn tiểu, uống ít nước cũng làm cho mẹ bầu dễ mắc viêm đường tiết niệu khi mang thai, vì khi nhịn tiểu sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng là nguyên nhân dễ dàng cho Ecoli phát triển .

Một nguyên nhân nữa mà mẹ bầu không thể bỏ qua đó là việc vệ sinh vùng kín không sạch, đồng thời khi mang thai sự thay đổi nột tiết tố và hoocmon, ảnh hưởng đến độ ổn định của pH là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập .

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Có lẽ đây là nỗi bận tâm lớn nhất của các mẹ bầu. Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể tiến triển ở 3 thể: thể nhiễm khuẩn, thể viêm bàng quang và thể viêm thận – bể thận.

Thể nhiễm khuẩn là thể nhẹ nhất lúc này vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển trong đường nước tiểu, nhưng thường không có dấu hiệu rõ ràng nên mẹ bầu rất khó phát hiện. Tình trạng này có thể gây viêm thận, bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Thể viêm bàng quang : Vi khuẩn đã bắt đầu lan rộng đến vùng bàng quang. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có khi tiểu ra máu,…

Thể viêm thận – bể thận là trường hợp bệnh nặng nhất, tiến triển do bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách. Khi đó người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, mạch nhanh, rét run, hốc hác, mệt mỏi li bì, thể trạng suy sụp nhanh,…Nếu không có biện pháp can thiệp sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, người mẹ có thể bị choáng, sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận cấp còn thai nhi có thể bị suy thai, đẻ non,…

Cách điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Thường xuyên kiểm tra mẫu nước tiểu trong những lần khám thai định kỳ là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai. Ngay trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu nên yêu cầu được kiểm tra nước tiểu để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp mẹ bầu bị bệnh, bác sĩ có thể cho mẹ uống kháng sinh để bệnh không trở nên nặng hơn. Thuốc kháng sinh có thể nhanh chóng giảm các triệu chứng chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, mẹ bầu nên uống đủ liều được kê đơn.

Sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, mẹ bầu nên đi tiểu khi muốn, không nên nín nhịn quá lâu, sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến hệ bài tiết. Đặc biệt, mẹ bầu nên lưu ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.

Vệ sinh vùng kín hàng ngày với dung dịch vệ sinh chuyên biệt dành cho phụ nữ có thai là yếu tố cơ bản để phòng viêm đường tiết niệu.

Chị em nên sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín hàng ngày Oillan Intima Mama chuyên biệt cho phụ nữ mang thai và sau sinh đến từ Châu Âu.Sản phẩm không chứa chất tạo mùi, ít bọt , cân bằng pH tự nhiên, ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn đặc biệt là khuẩn E.coli, giúp giảm tối đa nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu khi mang thai.

Chúc các mẹ bầu luôn giữ được sức khỏe thật tốt trong suốt quá trình thai nghén.

Đánh giá bài viết
Tags: Chăm sóc vùng kín khi mang thaiPhụ nữ mang thaiViêm đường tiết niệu
ShareTweetShareSharePinShareShareShare

Bạn đọc quan tâm

Các món ngon từ hạt Chia, thuốc bổ của thiên nhiên
Mang thai

Các món ngon từ hạt Chia, thuốc bổ của thiên nhiên

05/07/2019
0

Chắc nhiều mẹ đã quen với tên gọi hạt Chia nhưng công dụng và cách dùng hạt Chia như thế...

Đọc thêm
Uống sắt và canxi vào thời gian nào trong ngày tốt nhất cho mẹ bầu

Uống sắt và canxi vào thời gian nào trong ngày tốt nhất cho mẹ bầu

15/03/2019
Cách làm giảm ốm nghén cho bà bầu

Cách làm giảm ốm nghén cho bà bầu

15/03/2019
Mang thai nên uống sữa bầu vào lúc nào trong ngày

Mang thai nên uống sữa bầu vào lúc nào trong ngày

15/03/2019
Nhiệt độ cơ thể khi mới mang thai bao nhiêu là tốt?

Nhiệt độ cơ thể khi mới mang thai bao nhiêu là tốt?

20/03/2019
Thai nhi bao nhiêu tuần thì có tim thai?

Thai nhi bao nhiêu tuần thì có tim thai?

16/03/2019
Đọc thêm
Chủ đề nóng
Cách phân biệt yến sào thật giả

Những cách phân biệt Yến Sào thật giả

8 bí kíp giúp mẹ xử lý trẻ chậm chạp, lề mề

8 bí kíp giúp mẹ xử lý trẻ chậm chạp, lề mề

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết mới

Đánh giá chi tiết Kem nghệ mặt sáng da S Mom

Kem nghệ S-Mom có tốt không? Đánh giá của chị em đã sử dụng như thế nào?

13/04/2021
Bạn Đã Biết ” Cách Giảm Mỡ Bụng ” Hiệu Quả Này Chưa ?

Bạn Đã Biết ” Cách Giảm Mỡ Bụng ” Hiệu Quả Này Chưa ?

13/04/2021
Cách trị mụn dưới da hiệu quả từ thiên nhiên

Khám phá cách trị mụn trứng cá độc đáo bằng mật ong

13/04/2021
【Mẹ Nên Biết】Vùng kín bị viêm nhiễm phải làm sao

【Mẹ Nên Biết】Vùng kín bị viêm nhiễm phải làm sao

13/04/2021
cháo trứng gà

【Mẹ Nên Biết】6 món cháo bổ sung sắt cho trẻ hiệu quả

05/11/2020
Chẳng cần thuốc, bé hạ sốt hiệu quả nhờ cách đơn giản!

Chẳng cần thuốc, bé hạ sốt hiệu quả nhờ cách đơn giản!

05/11/2020
  • Trang chủ
  • Chính sách bảo mật
  • Làm đẹp
  • Làm mẹ
  • Mang thai
  • Nấu ăn ngon
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự

Blog chia sẻ kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn. Tất cả nội dung trên blog chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn sức khỏe chính xác nhất.

© Blog Mẹ XuXu Copyright 2018, All Rights Reserved

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Mang thai
  • Làm mẹ
  • Nấu ăn ngon
    • Bữa ăn cho bé
    • Bữa ăn cho mẹ
    • Bữa ăn gia đình
  • Làm đẹp
    • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự

© Blog Mẹ XuXu Copyright 2018, All Rights Reserved

wpDiscuz
0
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
| Reply