Tóm tắt nội dung
Những dấu hiệu bất thường ở thai nhi mà mẹ bầu cần biết
Có rất nhiều những biểu hiện về sự bất thường của thai nhi mà các chị em phụ nữ khi mang thai có thể gặp phải, các bạn hãy bình tĩnh và chú ý để xử lý tốt nhất, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ngứa rất nhiều ở ngoài da
Trong thai kỳ, các chị em có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Nhưng triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần ngay lập tức đi xét nghiệm chức năng gan. Những triệu chứng ngứa rất nhiều như vậy có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh… Do đó thai phụ cần được xét nghiệm ngứa trong phòng thí nghiệm để được phát hiện điều trị sớm.
Chảy máu âm đạo
Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu bạn thấy có một lượng nhỏ máu ở âm đạo thì cần phải siêu âm để xác định nguyên nhân ngay lập tức. Đó có thể là tiềm ẩn nguy cơ thai ngoài tử cung. Đặc biệt là những phụ nữ cấy thai thì cũng cần lưu ý triệu chứng này để xác định tình trạng thai nhi.
Đây cũng là một trong những triệu chứng chính đe dọa sẩy thai. Các bà mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn và uống thuốc theo đơn của bác sỹ. Đồng thời kết hợp nghỉ ngơi để giữ gìn sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Thai nhi có những chuyển động bất thường
Giai đoạn thứ 2 thai kỳ, dấu hiệu sinh tồn của bé đó là những cái đạp nhẹ nhàng vào bụng người mẹ. Tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Ví dụ, ở điều kiện bình thường thì bé sẽ chuyển động ít và nhẹ nhàng; nhưng nếu ở một số không gian kích thích thì chuyển động mạnh và nhanh hơn (ví dụ khi mẹ đói, uống nước lạnh, nằm nghiêng). Nếu mẹ thấy đột nhiên bé im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn bình thường, ví dụ như cử động ít hơn 10 lần/ 12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ thì đó là dấu hiệu bất thường ở thai nhi, cảnh báo tình trạng bé bị thiếu oxy hoặc bé có điều gì bất ổn.
Quá ít hay quá nhiều nước ối
Nước ối là yếu tố quan trọng giúp duy trì tình trạng sống của thai nhi. Quá nhiều hoặc quá ít nước ối có thể là một dấu hiệu tình trạng không khỏe mạnh của thai nhi. Nước ối có thể chỉ ra hệ thống thần kinh trung ương, tim mạch và một số khía cạnh khác bất thường. Nếu ít ối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi, thận thai nhi không đầy đủ.
Chiều cao tử cung
Mỗi lần khám thai, bác sĩ đều đo chiều cao tử cung để xác định sự phát triển của bé, đồng thời phỏng đoán kích thước, cân nặng thai nhi. Giai đoạn đầu thai kỳ, chiều cao tử cung phát triển chậm. Sang đến tháng thứ tư trở đi, chiều cao tử cung phát triển nhanh hơn một chút và lại tăng trưởng chậm ở tuần 34. Nếu tốc độ tăng trưởng ít hơn đáng kể so với các tiêu chí quy định sẽ dẫn đến thai tăng trưởng chậm, kém phát triển.
Tình trạng bất thường của tim thai
Các mẹ thường phỏng đoán giới tính thai nhi dựa vào nhịp tim. Nếu nhịp tim bé dưới 140 thì có thể bé là con trai, trên 140 là con gái. Tuy nhiên điều này chưa được khoa học chứng minh. Nhịp tim thai bình thường dao động khoảng từ 120-160 lần mỗi phút. Nếu nhịp tim nhiều hơn 160 nhịp/phút hoặc ít hơn 120 nhịp/phút nó phản ánh tình trạng thiếu oxy của thai nhi.
Đau bụng bất thường
Dù là ai cũng sẽ bị đau bụng nếu ăn phải thực phẩm hỏng hay đồ ăn lạ bụng. Nhưng phụ nữ khi mang thai cần tinh ý phát hiện những cơn đau bụng bất thường như: đau bụng đột ngôt, đau từng cơn, co thắt. Bởi vì trong kỳ đầu mang thai, đau bụng dữ dội và chảy máu âm đạo thì có thể là cảnh báo sớm, đe dọa sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung.
Huyết áp tăng cao
Triệu chứng cao huyết áp thường xuất hiện với các mẹ bầu ở tuần thai 20. Bình thường thì các mẹ bầu sẽ có vài lần tăng huyết áp ở các tuần thai cuối, gây ra những triệu chứng chóng mặt, phù nề tay chân. Nhưng nếu ở mức độ cho phép thì chuyện tăng huyết áp và phù nề không nguy hiểm lắm, sẽ tự hết sau khi sinh. Nhưng nếu huyết áp tăng cao đột ngột, phù nệ nặng, thì có thể dẫn tới tiền sản giật.
Trên đây là những dấu hiệu bất thường ở thai nhi có thể xuất hiện trong thời gian chị em phụ nữ mang thai mà các bạn cần lưu ý, bên cạnh đó, các bạn cũng cần chú ý đến những biến chứng trong thai kỳ để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé luôn tốt nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông!