Mang thai bị thiếu sắt sẽ dẫn đến sinh non, hoặc sinh bé bị suy dinh dưỡng, thậm chí nặng hơn là bị dị tật. Thiếu sắt dẫn đến tình trạng cơ thể không đủ năng lượng cần thiết để tạo ra một loại protein quan trọng của hồng cầu là hemoglobin. Tình trạng này có ảnh hưởng xấu đến mẹ và quá trình phát triển của bé về sau.
Cách tốt nhất để mẹ bầu bổ sung đầy đủ chất sắt cho cơ thể là chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày, những loại thực phẩm cần thiết nên sử dụng để tránh bị thiếu sắt.
Tóm tắt nội dung
Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì ?
Lòng đỏ trứng gà: Là nơi tập trung các dưỡng chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ như: protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men hormone và các vitamin tan trong nước (B1, B6), Vitamin tan trong dầu (A, D, K) tốt cho bà bầu.
– Bà bầu thiếu sắt nên ăn thịt bò: Đây là 1 trong những loại được cho là giàu chất sắt nhất, không chỉ tốt với người bình thường bị thiếu máu mà đối với bà bầu là thức ăn vô cùng quan trọng. Khi sử dụng thịt bò các bà mẹ cần chú ý chọn phần thịt nạc (giàu chất sắt) của bò, tránh và loại bỏ các phần mỡ, gân. Sắt từ thịt bò được gọi là heme-sắt, một loại động vật cơ thể dễ hấp thụ nhất.
– Bí đỏ: là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó bí đỏ chứa khá đầy đủ các thành phần dưỡng chất như: protein, canxi, carotene, kẽm, sắt (trong bí đỏ chín), vitamin (vitamin C trong bí non), amino axit,…Các chất dinh dưỡng này có tác dụng trong việc ngừa chứng bệnh hen suyễn. Ngoài chất sắt có trong bí ngô thì kẽm có chức năng quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hồng cầu, giúp bà bầu tránh được bệnh thiếu máu.
– Mật ong: đây là 1 loại thực phẩm giàu năng lượng, giúp bà bầu bổ sung chất sắt phòng ngừa thiếu máu.
– Củ dền đỏ: củ dền rất giàu dưỡng chất như: lipid, folate, carbon hydrate, protein, kali, các vitamin và chất oxy hóa nên củ dền giúp bảo vệ cơ thể bà mẹ, chống lại sự uể oải, mệt mỏi khi ốm nghén và phòng tránh cảm cúm. Bên cạnh đó, củ dền đỏ còn rất giàu sodium, magnesium, potassium và vitamin C. Bà bầu có thể sử dụng nước ép từ củ dền để dưỡng da vì có tính giữ ẩm cao, giúp mẹ bầu thư giãn và ổn định tinh thần.
– Nho: trong nho có nhiều đường glucose, canxi, phốt pho, sắt, vitamin, amino axit…những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể bà bầu và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu sắt thiếu máu.
– Rau bina: bà bầu có thể chế biến ray này thành các món canh, xào tùy thích, rau này dễ chế biến và khá phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Rau chân vịt khi nấu chín chứa hàm lượng sắt rất cao đạt đến 3,2 mg sắt/nửa chén rau và rất nhiều dưỡng chất có lợi khác như; beta- carotene, folate, vitamin C và canxi.
– Mía: có nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như: sắt, canxi, kẽm, vitamin các loại…trong đó, hàm lượng sắt là lớn nhất, có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Mía kích thích ngon miệng vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết. Đối với giai đoạn cuối của chu kỳ gần sinh, mẹ nên ăn nhiều mía, giúp bé sinh ra sạch và trắng.
– Chuối: là lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu thiếu sắt nên ăn gì? Vì chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là tốt nhất giúp điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, chuối còn giúp giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin C như: Cam, dâu tây, súp lơ…rau xanh, nhất là đậu đỗ giúp tăng hấp thụ sắt gấp 6 lần.
Chú ý: Đối với các mẹ bầu khi sử dụng thực phẩm bổ sung và ngăn ngừa thiếu sắt: Cần tuyệt đối hạn chế uống café hay trà và các chất kích thích có chứa phenol ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt. Bà bầu nên chú ý uống sữa trong thai kỳ nhìn chung là tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, trong sữa có chứa hàm lượng canxi làm giảm quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Bên cạnh đó, có rất nhiều thực phẩm lành mạnh gây ức chế sắt làm giảm lượng sắt mà cơ thể thu được từ thực phẩm sử dụng cùng với thực phẩm khác cùng lúc. Chất phytates trong ngũ cốc và cây họ đậu, oxalate có trong thực phẩm đậu nành và rau chân vịt, canxi trong những thực phẩm sữa cũng là ví dụ làm ức chế sắt. Do vậy, thay vì ăn kiêng hoặc cắt bỏ khẩu phần ăn các loại thực phẩm này, các bà bầu nên linh hoạt ăn kèm với các thực phẩm hỗ trợ hấp thụ sắt.
Hậu quả của thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu
Thiếu sắt tăng nguy cơ sinh non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Bà bầu bị thiếu máu có nguy cơ sinh con nhẹ cân và dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản và sinh ra những đứa con có tình trạng dự trữ sắt thấp.
Thiếu sắt không chỉ gây nguy hại cho mẹ mà có còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé trong bụng đến giai đoạn sau khi chào đời. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ bị khuyết tật ông dây thần kinh (thai vô sọ, nứt đốt sống…), cân nặng lúc sinh thấp, suy dinh dưỡng bào thài.
Thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng bà bầu bị thiếu máu, sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi hay chóng mặt, hoa mắt, dễ sảy thai, sinh non, đẻ con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết khi sinh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong cả mẹ và con.
Thiếu máu , thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén được xem là một đe dọa sản khoa. Chính vì vậy, việc bổ sung sắt là vô cùng cần thiết, các bà mẹ và gia đình có sản phụ cần chú ý đến chế độ ăn và thực phẩm cần thiết bổ sung sắt cho cơ thể mẹ bầu.
Hy vọng những kiến thức trên sẽ thật sự có ích giúp các mẹ luôn khỏe và hạnh phúc.