Khi đang mong ngóng có thiên thần bé nhỏ thì bất cứ một sự thay đổi nào của cơ thể cũng khiến mẹ băn khoăn. Và ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai hay không cũng nằm trong những mớ thắc mắc đó.
Tóm tắt nội dung
Nhu cầu ăn uống thay đổi bất thường khi mang thai
Khi có thai, hai nội tiết tố trong cơ thể gồm estrogen và progesterone sẽ tăng cao khiến cơ thể tăng nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng để đáp ứng cho cả mẹ và em bé. Trong khoảng thời gian này, mẹ thường sẽ thèm ăn nhiều hơn.
Khẩu vị, nhu cầu ăn uống của mẹ sẽ thay đổi bất thường. Có những món trước đây mẹ không thích nhưng giờ lại thích. Có thể trước đây mẹ không thích ăn đồ chua nhưng giờ lại cứ món nào chua mà chọn, thậm chí càng chua càng thích,… Có thể có những món mẹ thèm ăn và ăn rất nhiều,…
Nhu cầu ăn uống thay đổi, trở nên thèm ăn hơn thường tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Bởi cơ thể sẽ được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bổ sung nuôi thai nhi phát triển.
Tuy nhiên, mẹ chú ý không nên ăn quá “thả phanh” vì có thể phát phì hoặc tăng nguy cơ tiểu đường hoặc ảnh hưởng không tốt tới em bé.
Có thể thấy, trong thai kỳ, nhu cầu ăn uống thay đổi là điều bình thường và rất phổ biến. Tuy nhiên, với câu hỏi ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai hay không, thì câu trả lời lại là chưa chắc.
Để biết mình có mang thai hay không, mẹ cần dựa vào nhiều dấu hiệu khác, điển hình như chậm kinh, vùng kín ra máu báo, đi tiểu thường xuyên,….
Hoặc để biết chắn chắn mình có mang thai hay không, mẹ hãy đợi sau 7 – 10 ngày “yêu” rồi mua que thử thai về thử. Hoặc một cách khác nữa là làm các xét nghiệm chuẩn đoán.
Mách mẹ chế độ ăn uống hợp lý khi mới thấy dấu hiệu mang thai
– Bổ sung thực phẩm giàu axit folic (gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, cà rốt, cà chua,…): Thiếu axit folic dễ gây khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ, tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, hở hàm ếch,…
– Bổ sung thực phẩm giàu sắt (thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền,…): Sắt rất cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy và vi chất dinh dưỡng đến bào thai, hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi.
– Các thực phẩm nên tránh: Thực phẩm tái sống, thực phẩm chưa tiệt trùng, thực phẩm đóng gói sẵn, thực phẩm nhiễm độc. Trong thời gian đầu, mẹ cũng cần tránh một số thực phẩm có thể gây sảy thai như: rau răm, dứa, đu đủ xanh, khoai tây mầm,…
Ăn nhiều có thể do các nguyên nhân khác như:
Ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai hay không đã được giải đáp ở trên. Trong trường hợp ăn nhiều hơn bình thường, chị em có thể nghĩ tới các khả năng sau:
– Do đang dùng một hoặc nhiều loại thuốc bổ nào đó nên kích thích cảm giác ngon miệng, từ đó giúp ăn nhiều.
– Do làm việc nặng hoặc tập thể thao nhiều gây cảm giác đói, thúc đẩy ăn nhiều.
– Do stress: Hormone stress cortisol đi khắp cơ thể và “thuyết phục” cơ thể ăn và ăn nhiều hơn nữa.
Qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên, chắc hẳn chị em đã nắm được ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai hay không? Chúc chị em luôn có sức khỏe tốt để sẵn sàng chào đón bé yêu!