Không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh là một tình trạng khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các chị em có thể tham khảo bài viết sau để hiểu rõ và cụ thể hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Tóm tắt nội dung
Stress kéo dài
Stress là nguyên nhân khiến kinh nguyệt trở nên bất thường, không chỉ bị chậm kinh mà còn có thể làm ảnh hưởng tới số ngày hành kinh, lượng máu kinh. Stress sẽ làm cơ thể giảm đi lượng hormone GnRH, gây ảnh hưởng tới tình trạng rụng trứng hay hành kinh.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ
Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lý sẽ khiến buồng trứng ngừng tiết nội tiết tố estrogen và không phóng noãn dẫn tới xuất hiện tình trạng không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh ở phụ nữ.
Tăng giảm cân thất thường
Tăng giảm cân thất thường sẽ làm ảnh hưởng tới tỉ lệ mỡ, các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể từ đó làm thay đổi mức hormone sinh sản. Các hormone này không ổn định sẽ làm ảnh hưởng tới tình trạng rụng trứng và kinh nguyệt.
Rối loạn nội tiết tố
Kinh nguyệt được tạo ra bởi sự phối hợp giữa nội tiết tố estrogen và progesterone. Khi các nội tiết tố này bị rối loạn, kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Đó là lý do tại sao bạn không có dấu hiệu mang thai nhưng lại bị chậm kinh.
Mắc bệnh buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể làm thay đổi hàm lượng estrogen, progesterone, testosterone, từ đó gây hạn chế rụng trứng. Trường hợp phụ nữ bị chậm kinh, mất kinh do mắc bệnh buồng trứng đa nang ngày càng nhiều với những mức độ khác nhau.
Việc chuẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang thường dựa vào 3 tiêu chí chính là: rối loạn phóng noãn (rối loạn kinh nguyệt), cường androgen (lông rậm, trứng cá, béo phì,…) và hình ảnh siêu âm (nhiều nang noãn có kích thước 2 – 10mm).
Sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai thông thường hay thuốc tránh thai khẩn cấp đều có thể gây ảnh hưởng kinh nguyệt do chức các nội tiết tố ở dạng tổng hợp.
Tuyến giáp bất thường
Tuyến giáp bất thường, phổ biến là mất cân bằng ở tuyến giáp (quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp) cũng có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt thay dổi từ nhẹ đến nặng, chẳng hạn như dẫn tới tình trạng chậm kinh, lượng máu kinh ra nhiều hoặc ra ít hơn bình thường.
Lý giải tại sao khi có thai lại bị chậm kinh
Trong một vòng kinh, lớp niêm mạc phía trong tử cung thường sẽ dày lên để chuẩn bị cho trứng vào làm tổ. Nếu trứng không gặp được tinh trùng thành công, không xảy ra hiện tượng thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu bong ra gây chảy máu gọi là hành kinh và một chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.
Ngược lại, nếu trứng được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong ra mà sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng để làm tổ cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển. Và điều này đồng nghĩa với việc trong suốt thời gian mang thai, bạn sẽ không bị “dì nguyệt” làm phiền.
Do vậy, nếu thấy không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh, hãy tới các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra.