Mẹ Xuxu
  • Trang chủ
  • Mang thai
  • Làm mẹ
  • Nấu ăn ngon
    • Bữa ăn cho bé
    • Bữa ăn cho mẹ
    • Bữa ăn gia đình
  • Làm đẹp
    • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Mang thai
  • Làm mẹ
  • Nấu ăn ngon
    • Bữa ăn cho bé
    • Bữa ăn cho mẹ
    • Bữa ăn gia đình
  • Làm đẹp
    • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự
No Result
View All Result
Mẹ Xuxu
No Result
View All Result

Kinh nghiệm xử lý khi trẻ “Khủng hoảng tuổi lên 3”

04/04/2016
inLàm mẹ, Tâm sự
0
Chia sẻ

Một người mẹ trẻ đã tâm sự: “Hãy xử lý Khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ bằng một trái tim nóng và cái đầu lạnh, cùng trẻ bước qua khủng hoảng một cách bình yên và nhẹ nhàng”.

“Khủng hoảng tuổi lên 3” là điều mà gần như đứa trẻ nào cũng sẽ gặp phải. Thời gian đầu chưa quen, bố mẹ rất dễ nổi cáu vì trẻ nhỏ từ sáng đến tối chỉ nói 1 từ KHÔNG hoặc khóc quấy cả ngày mà chẳng vì lý do gì. Bài viết là lời tâm sự về cẩm nang làm mẹ sau hơn 3 năm sống chung với lũ và vượt qua khủng hoảng của một người mẹ trẻ. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp gia đình bạn dễ dàng giúp bé yêu vượt qua giai đoạn này.

Tuổi lên 3

Trong quãng thời gian này, các bậc cha mẹ không nên dùng roi vọt, hãy xử lý mọi việc thật nhẹ nhàng, với quy trình dưới đây để có được kết quả tốt nhất:

  • Hãy bày tỏ sự đồng cảm với con (ôm, cầm tay, lắng nghe…)
  • Tìm hiểu, nói lên vấn đề của con cần giải quyết
  • Biết lắng nghe nhu cầu và cách giải quyết con mong muốn
  • Đưa ra những phương án giải quyết mà bạn muốn để con có thể lựa chọn
  • Chung tay cùng con giải quyết vấn đề (nếu con cần)
  • Kết thúc khủng hoảng bằng một cử chỉ yêu thương (một cái ôm thật chặt, thật dài…)

Tóm tắt nội dung

  • 1. Bày tỏ sự đồng cảm với con
  • 2. Tìm hiểu, cùng con nói lên vấn đề
  • 3. Lắng nghe nhu cầu và cách giải quyết con mong muốn
  • 4. Đưa ra những phương án giải quyết mà bạn muốn để con có thể lựa chọn
  • 5. Chung tay cùng con giải quyết vấn đề (nếu con cần)
  • 6. Kết thúc khủng hoảng

1. Bày tỏ sự đồng cảm với con

Dấu hiệu đầu tiên để cha mẹ nhận biết khi con khùng hoảng là hay ăn vạ và khóc. Lúc ấy, chắc hẳn việc dỗ bé nín khóc ngay lập tức gần như là không thể, cha mẹ đừng bao giờ bắt đầu câu chuyện bằng “Nín, nín ngay lập tức”. Nói như vậy cùng với thái độ bực tức sẽ làm cho con mình càng thêm căng thẳng và lo sợ. trẻ sẽ khóc nhiều hơn và cả gia đình sẽ rất mệt mỏi.

– Nếu con ăn vạ để vòi vĩnh món đồ gì đó, trước tiên hãy “di dời” con khỏi hiện trường hoặc ngăn sự chú ý của trẻ vào món đồ đó (Quay lưng lại hàng đồ chơi, dắt tay bé đi ra chỗ khác…)

– Nếu bé khóc vì đau (ngã, ốm, tiêm, tự làm đau…) cha mẹ cần bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi thăm con đau ở đâu, đau ra sao, thay vì phủ nhận cảm xúc của con kiểu “ôi giời, ngã tí mà kêu đau, đau gì mà đau” hoặc tệ hơn là trách con “đi đứng thế à?”

– Nếu bé khóc chưa rõ nguyên nhân, gào khóc to…, cha mẹ hãy thử bắt đầu bằng 1 cái ôm, thật lâu thật chặt. Cái ôm là điều tuyệt vời nhất mà một đứa bé mong muốn khi có cảm giác buồn, mệt, bất an, thất vọng….

Sau đó, hãy ân cần hỏi lý do mà con khóc: “Rồi, bây giờ con thấy ổn hơn chưa? Bình tĩnh nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì?”

“Con cứ khóc thế này có mệt không? Nếu vừa khóc vừa nói mẹ chịu chẳng nghe được rõ con muốn nói gì”

“Mẹ muốn nghe xem có chuyện gì, để giúp con. Nếu con muốn mẹ giúp thì bình tĩnh kể cho mẹ xem nào”

“Hay cứ khóc nốt chỗ dở đi vậy, khi nào xong thì nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì nhé”

Những hành động và lời nó như vậy sẽ giúp con bạn có cảm giác được lắng nghe, tạo niềm tin với con, tạo cảm giác bố mẹ đang ở cùng phía với mình, là bạn mình, có thiện chí với mình.

2. Tìm hiểu, cùng con nói lên vấn đề

Nếu con bạn nói “Con không thích ăn sữa chua socola” bạn có thể hỏi lại “Vậy là con không thích socola trộn với sữa chua có đúng không?”

hoặc “Con không thích đi tất” bạn hãy nói “Mẹ hiểu rồi, sáng nay mặc dù trời đang rất lạnh mà mẹ con mình sẽ đi bộ ngoài trời lạnh để đi học nhưng con vẫn không thích đi tất đúng không?”

Trẻ sẽ nhận thấy cha mẹ đang lắng nghe những vấn đề của mình và cũng cách “câu giờ” cho cơn khóc (quấy)… của trẻ từ từ lắng xuống.

3. Lắng nghe nhu cầu và cách giải quyết con mong muốn

Hãy phân tích vấn đề dựa trên nhu cầu thực tế của con chứ không nên dựa theo ý kiến chủ quan của cha mẹ. Vấn đề ở đây là của đứa trẻ, vậy nên trẻ sẽ biết rõ nhất mình muốn giải quyết vấn đề như thế nào.

Hãy dành cho con bạn nhiều thời gian ở đây, vì có khi ăn vạ một hồi thì bé mới thực sự nói lên ý muốn, nhưng lại khác xa cái lúc đầu mà trẻ ăn vạ để đòi. Đừng vội phủ định bất kỳ điều gì, hãy để con bạn được nói ra những mong muốn của mình.

– “Vì sao con lại không thích đi tất?” – “Con thử nghĩ xem nếu không đi tất, tẹo đi bộ đi học ngoài trời lạnh thì chuyện gì sẽ xảy ra?”…

4. Đưa ra những phương án giải quyết mà bạn muốn để con có thể lựa chọn

Thay vì ép buộc trẻ bằng quyết định của bản thân mình mà bỏ qua mong muốn của con. Hãy đưa ra những lựa chọn để trẻ có thể tự quyết định. Thay vì bắt con chọn “CÓ” hoặc “KHÔNG”, cha mẹ hãy thử cố gắng nghĩ ra những phương án khác kiểu như “CÓ” và “GẦN VỚI CÓ” để con chọn trong đó, dù chọn phương án nào cũng vẫn là trong điều mình mong muốn.

5. Chung tay cùng con giải quyết vấn đề (nếu con cần)

Bước này các bậc cha mẹ nên để trẻ tự giải quyết các vấn đề, lựa chọn ra sao và thực hiện như thế nào đều do trẻ thực hiện. Có thể sẽ mất thời gian những sẽ giúp trẻ học tập khả năng tự giải quyết những vấn đề cá nhân một cách hiệu quả.

6. Kết thúc khủng hoảng

Hãy nhẹ nhàng hỏi trẻ xem vấn đề đã được giải quyết ổn thỏa chưa, và nhớ những cử chỉ yêu thương để thấy rằng cha mẹ luôn bên cạnh và ủng hộ trẻ trong mọi việc

Khủng hoảng tuổi lên 3, trong độ tuổi ẩm ương này nhiều khi trẻ khóc quấy mà không vì lý do gì cả, hay có thể những lý do rất lãng xẹt mà chỉ có trẻ mới nghĩ ra được. Cha mẹ cần nhớ, luôn phải giữ cái đầu lạnh, mình phải bình tĩnh thì mới giúp bé bình tĩnh giải quyết khủng hoảng được. Tuyệt đối tránh những kiểu câu mệnh lệnh như: nín ngay, đứng dậy ngay, đi tất vào, không nói nữa, ăn đi, ăn nhanh lên…

Chúc các bậc cha mẹ cùng gia đình có thật nhiều thời gian tận hưởng cùng các con, kể cả những lúc khủng hoảng nhé, vì khi khủng hoảng cũng tạo nên nhiều kỷ niệm vui và hài hước lắm.

Đánh giá bài viết
Tags: Tuổi lên 3
ShareTweetShareSharePinShareShareShare

Bạn đọc quan tâm

【Mẹ Nên Biết】Vùng kín bị viêm nhiễm phải làm sao
Làm mẹ

【Mẹ Nên Biết】Vùng kín bị viêm nhiễm phải làm sao

13/04/2021
0

Viêm nhiễm phụ khoa là các căn bệnh phổ thông ở những chị em phụ nữ. Theo thống kê thì hơn 90% chị em đều mắc các bệnh về...

Đọc thêm
Chẳng cần thuốc, bé hạ sốt hiệu quả nhờ cách đơn giản!

Chẳng cần thuốc, bé hạ sốt hiệu quả nhờ cách đơn giản!

05/11/2020
{ Mẹ Nên Biết } 3 món ăn dặm từ măng tây ngon khó cưỡng

{ Mẹ Nên Biết } 3 món ăn dặm từ măng tây ngon khó cưỡng

21/07/2020
Chăm sóc bé sơ sinh – Bí quyết phục hồi da khô cho bé

Chăm sóc bé sơ sinh – Bí quyết phục hồi da khô cho bé

12/06/2019
Bé quấy khóc trước khi ngủ phải làm thế nào?

Bé quấy khóc trước khi ngủ phải làm thế nào?

15/03/2019
Thân nhiệt trẻ sơ sinh bao nhiêu là an toàn?

Thân nhiệt trẻ sơ sinh bao nhiêu là an toàn?

18/03/2019
Đọc thêm
Chủ đề nóng
Cháo óc heo đậu Hà Lan - Cẩm nang làm mẹ

Cháo óc heo đậu Hà Lan dành cho bé

Sữa non Hikid Hàn Quốc

Sữa Hikid Hàn Quốc có tốt không?

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết mới

Đánh giá chi tiết Kem nghệ mặt sáng da S Mom

Kem nghệ S-Mom có tốt không? Đánh giá của chị em đã sử dụng như thế nào?

13/04/2021
Bạn Đã Biết ” Cách Giảm Mỡ Bụng ” Hiệu Quả Này Chưa ?

Bạn Đã Biết ” Cách Giảm Mỡ Bụng ” Hiệu Quả Này Chưa ?

13/04/2021
Cách trị mụn dưới da hiệu quả từ thiên nhiên

Khám phá cách trị mụn trứng cá độc đáo bằng mật ong

13/04/2021
【Mẹ Nên Biết】Vùng kín bị viêm nhiễm phải làm sao

【Mẹ Nên Biết】Vùng kín bị viêm nhiễm phải làm sao

13/04/2021
cháo trứng gà

【Mẹ Nên Biết】6 món cháo bổ sung sắt cho trẻ hiệu quả

05/11/2020
Chẳng cần thuốc, bé hạ sốt hiệu quả nhờ cách đơn giản!

Chẳng cần thuốc, bé hạ sốt hiệu quả nhờ cách đơn giản!

05/11/2020
  • Trang chủ
  • Chính sách bảo mật
  • Làm đẹp
  • Làm mẹ
  • Mang thai
  • Nấu ăn ngon
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự

Blog chia sẻ kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn. Tất cả nội dung trên blog chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn sức khỏe chính xác nhất.

© Blog Mẹ XuXu Copyright 2018, All Rights Reserved

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Mang thai
  • Làm mẹ
  • Nấu ăn ngon
    • Bữa ăn cho bé
    • Bữa ăn cho mẹ
    • Bữa ăn gia đình
  • Làm đẹp
    • Khéo tay
  • Sức khỏe
  • Tâm sự

© Blog Mẹ XuXu Copyright 2018, All Rights Reserved

wpDiscuz
0
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
| Reply